Vụ Xuân hè năm 2021, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với UBND xã Bình Văn, Phòng NNN&PTNT huyện Chợ Mới triển khai mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Xuân sang trồng mướp đắng Xuân hè tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn trong khuôn khổ dự án: “Xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất canh tác kém hiệu quả cho đồng bào dân tộc vùng khó khăn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc”
Với mục tiêu chuyển đổi cây trồng sản xuất hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn hoặc tăng vụ trên đất bỏ hóa, gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích tại các địa phương, vụ Xuân hè 2021, Trung tâm đã tổ chức xây dựng mô hình chuyển đổi đất canh tác kém hiệu quả sang trồng mướp đắng với quy mô 3,0 ha tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Mô hình khuyến nông chuyển đổi cây trồng vụ xuân kém hiệu quả sang trồng mướp đắng Xuân hè tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Theo ông Nguyễn Đình Huy, Phó chủ tịch UBND xã Bình Văn: Mô hình chuyển đổi cây trồng vụ Xuân kém hiệu quả sang trồng mướp đắng Xuân hè sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, chất lượng sản phẩm thu hoạch cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng đầu vào cho HTX Dũng Hân để chế biến. Mỗi ha mướp đắng cho năng suất trung bình 20 tấn/ha với thời gian sinh trưởng 170 – 175 ngày, thu nhập bình quân đạt 247 triệu đồng/ha. So với cơ cấu cây trồng truyền thống tại địa phương (Ngô tẻ làm TACN), việc trồng mướp đắng xuân hè đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội hơn hẳn, tăng 94 triệu đồng/ha so với canh tác ngô thương phẩm tại địa phương. Ngoài ra, sản phẩm mướp đắng còn được chính quyền địa phương định hướng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tạo sản phẩm OCOP.
Một số hình ảnh của mô hình mướp đắng Xuân hè tại xã Bình Văn – Chợ Mới – Bắc Kạn
Nhóm biên tập Cetdae