Ngày 07/5/2020, Đoàn công tác Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Chuyển giao Công nghệ & Khuyến nông đã kiểm tra, đánh giá một số mô hình thuộc dự án Sản phẩm chủ lực quốc gia lúa gạo tại các tỉnh Bắc Trung bộ. Về phía Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam có PGS. TS Trịnh Khắc Quang – Nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Chủ nhiệm dự án và đại diện Ban Khoa học và HTQT; về phía đoàn Trung tâm có đồng chí Nguyễn Xuân Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm và đại diện Văn phòng Trung tâm; về phía địa phương có các Lãnh đạo Trung tâm khuyến nông tỉnh, Lãnh đạo các công ty, giám đốc HTX, lãnh đạo xã cùng các hộ nông dân tham gia sản xuất. Đoàn công tác đã thăm và đánh giá 6 mô hình sản xuất giống và liên kết sản xuất hàng hoá các giống lúa japonica (VAAS16, J01), lúa chất lượng (Bắc Hương 9, LTH31, VTNA 6) tại các tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An. Các mô hình sản xuất lúa sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại, cho năng suất và hiệu quả kính tế cao, cụ thể:
1. Mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng LTH31 do Công ty CP giống cây trồng và vật tư nông nghiệp Việt Nam tại xã Định Tường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
2. Mô hình sản xuất giống lúa japonica VAAS16 cấp giống nguyên chủng tại xã Yên Phong, Yên Định, Thanh Hóa với quy mô 5ha, dự kiến năng suất trên 6,5 tấn/ha
Nông dân sản xuất giống VAAS16 tham gia phỏng vấn Báo Nông Nghiệp Việt Nam
3. Mô hình trình diễn giống japonica J01 do Công ty CP Tổng công ty tập đoàn giống nông nghiệp Việt Nam (vinaseed) tại xã Vĩnh Quang, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa
4. Mô hình sản xuất lúa nguyên chủng giống lúa chất lượng Bắc Hương 9 do Vinaseed thực hiện tại Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
5. Mô hình sản xuất giống lúa chất lượng VTNA 6 cấp nguyên chủng với quy mô 30 ha tại xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
6. Mô hình liên kết sản xuất giống lúa VTNA 6 mở rộng với quy mô 145 ha tại xã Khánh Thành, Nghệ An (dự kiến năng suất trên 7 tấn/ha)
Nhóm biên tập CETDAE