Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Một 2024

Canh tác giống lúa ST25, giống lúa Việt Nam đạt giải thưởng “Gạo ngon nhất Thế giới năm 2019”

Năm 2019, KS Hồ Quang Cua và các cộng sự đã giúp Việt Nam đạt giải thưởng “Gạo ngon nhất Thế giới” với giống lúa ST25. Vậy canh tác giống lúa này sao hiệu quả?

Phân Đầu Trâu Mặn Phèn giúp hạ phèn, giải mặn cho đất, và giúp cây lúa khỏe, cứng cây, ứng phó tốt với tình hình thời tiết bất lợi như hiện nay. Ảnh: Bình Điền.

Phân Đầu Trâu Mặn Phèn giúp hạ phèn, giải mặn cho đất, và giúp cây lúa khỏe, cứng cây, ứng phó tốt với tình hình thời tiết bất lợi như hiện nay. Ảnh: Bình Điền.

Trước năm 2019, những giống lúa đạt giải ngon nhất thế giới đều là những giống lúa mùa cảm quang, dài ngày, năng suất thấp, không có nhiều sản lượng để cung ứng ra thị trường.

Năm 2019, ST25 được chọn là giống gạo ngon nhất thế giới cho thấy, lần đầu tiên một giống lúa cải tiến ngắn ngày, năng suất cao, thích nghi với nhiều chân đất, đặc biệt là các vùng đất nhiễm mặn, vùng lúa – tôm được công nhận. Đây là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam có thể mở rộng diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường với sản lượng lớn và mang về lợi nhuận cao cho người trồng lúa.

Năm 2019, KS Hồ Quang Cua và các cộng sự – là các cán bộ nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã giúp Việt Nam lần đầu tiên đạt giải thưởng gạo ngon nhất thế giới, với giống lúa ST25.

Sau 25 năm, miệt mài nghiên cứu lai tạo dòng lúa thơm ST, cuối cùng, thành quả lao động của ông và nhóm các nhà khoa học đã được công nhận.

Với ông, năm 2017, sự kiện gạo ST24 lọt vào Top 3 gạo ngon nhất thế giới trong cuộc thi World’s Best Rice tại Macau, Trung Quốc là cột mốc đã đặt nền móng để giống ST25 đạt kỳ tích ngon nhất năm 2019.

KS Hồ Quang Cua cho biết, giống ST25, và ST24 được nghiên cứu lai tạo từ dòng lúa thơm ST và không ngừng cải tiến nên bên cạnh phẩm chất gạo ngon, năng suất cao thì khả năng chống chịu hạn mặn và sâu bệnh rất tốt.

Đặc biệt, phẩm chất gạo ST25 hạt gạo trắng, thon, dài, thơm và mềm cơm. So với các giống lúa khác thì đây là giống lúa thơm có đặc tính chịu mặn, kháng đạo ôn cấp 2 và bệnh bạc lá, thân cứng chống đổ ngã, phổ thích nghi rộng, nhất là thích nghi vùng canh tác luân canh lúa-tôm, đạt năng suất cao ở vùng ven biển ĐBSCL. Qui trình sản xuất, vì vậy, khá thuận lợi và dễ dàng.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, những năm gần đây, giống lúa ST ngày càng được nông dân nhân rộng.

Trong đó, giống ST25 hàng năm được gieo cấy khoảng hơn 10.000 ha. Sắp tới tỉnh Sóc Trăng sẽ quy hoạch vùng trồng lúa ST, chú trọng việc nhân rộng mô hình lúa hữu cơ ST25 ở các địa phương trong tỉnh.

Ngoài ra, lúa ST24, ST25 cũng đã được sản xuất rộng rãi trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số địa phương khác trong cả nước. Tại một số nơi, lúa được sản xuất theo quy trình sạch và chế biến gạo theo dây chuyền hiện đại với công nghệ của Thụy Sĩ.

Theo PGS.TS Mai Thành Phụng, với nhiều đặc tính tốt của giống, bà con khi canh tác lúa ST24, ST25 để đạt hiệu quả tối đa, nên áp dụng qui trình canh tác lúa thông minh. Qui trình này vừa giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới. Nhất là áp dụng qui trình bón phân thông minh, bằng cách chọn bón cân đối các nguyên tố đa, trung và vi lượng và bón đúng thời điểm cho cây lúa.

“Vì là giống lúa thích nghi vùng canh tác luân canh lúa-tôm, đạt năng suất cao ở vùng ven biển ĐBSCL, bà con cần nên bón lót giai đoạn trước khi gieo sạ. Cụ thể, có thể bón lót phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn, với lượng bón 100 – 160 kg/ha. Điều này, sẽ giúp hạ phèn, giải mặn cho đất, và giúp cây lúa khỏe, cứng cây, ứng phó tốt với tình hình thời tiết bất lợi như hiện nay”, PGS.TS Mai Thành Phụng.

Check Also

Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024

Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí …